Thế trận xoay chiều Lịch_sử_quân_sự_Đức_trong_Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai

Hoa Kỳ tham chiến

Ngày Chủ Nhật, 7 tháng 12, 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Ngày 11 tháng 12, Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ.

Đức thua trận ở Bắc Phi

Cáo sa mạc Erwin Rommel đã khởi động lại cuộc tiến công ở el Alamein ngày 31 tháng 8, với ý định quân Anh rồi tiếp tục tiến đến Alexandriasông Nil. Một trận đánh dữ dội diễn ra trong sức nóng như thiêu đốt trên một trận tuyến dài hơn 60 kilômét, nhưng Rommel không thể trụ nổi. Ngày 3 tháng 9, ông rút ra khỏi trận chiến và lui về vị trí phòng thủ. Cuối cùng, quân Anh tại Ai Cập đã nhận được tăng viện mạnh mẽ về quân số, pháo, xe tăng và máy bay (nhiều xe tăng và máy bay là do Mỹ cung cấp).

Sau khi thua một trận đánh, Rommel nghỉ bệnh ở vùng rừng núi Semmering gần Wien. Buổi chiều 24 tháng 10 ông nhận được cuộc gọi của Hitler kêu ông quay lại Bắc Phi. Nhưng quân Anh có sức mạnh vượt trội, xuyên thủng đoạn phòng tuyến phia nam và bắt đầu tràn ngập các sư đoàn quân Ý ở khu vực này. Buổi tối 2 tháng 11, Rommel báo cáo với Hitler là ông không còn có thể trụ vững được nữa và định rút lui 60 kilômét về Fûka.

Ngày kế, ông đã bắt đầu cuộc rút lui thì nhận được lệnh của Hitler: "trụ vững, không rút lui dù một bước." Rommel miễn cưỡng ra lệnh ngừng rút lui nhưng vào buổi tối 4 tháng 11, ông quyết định cứu lấy những gì còn lại và rút lui về Fûka. Số thương vong và mất tích tổng cộng là 59.000 người gồm 34.000 quân Đức, trong tổng số ban đầu 96.000 người.

Ngày 5 tháng 11, Lãnh tụ gửi chỉ thị cụt lủn: "Tôi đồng ý cho quân rút lui về vị trí Fûka". Nhưng xe tăng của Bernard Montgomery đã chiếm được vị trí này. Trong 15 ngày kế tiếp, Rommel rút lui hơn 1.100 kilômét với những gì còn lại – khoảng 25.000 quân Ý, 10.000 quân Đức và 60 xe tăng – mà vẫn không có cơ hội dừng lại. Đấy là khởi đầu cho sự kết thúc của Đức Quốc xã tại Bắc Phi, trận đánh đầu tiên tại mặt trận này mà quân Đức chiến bại.

Lãnh tụ còn nhận thêm tin dữ kết liễu số phận của phe Trục trên mặt trận Bắc Phi.

Đồng Minh đổ bộ lên Bắc Phi

Ngày 3 tháng 11 khi Rommel báo cáo thảm họa, tổng hành dinh của Hitler đã nhận tin một hạm đội hùng mạnh của Đồng Minh được phát hiện ngoài khơi Gibraltar. Không ai trong Bộ Tổng tham mưu Đức đoán được ý đồ của hạm đội này. Trong khi đang bận rộn với sự chống trả không ngừng của quân Liên Xô và với Rommel ở el Alamein, Hitler không quan tâm mấy đến tin quân báo này.

Quân Anh-Mỹ dưới quyền Tướng Dwight D. Eisenhower đổ bộ lên các bãi biển MarocAlgérie ngày 8 tháng 11 năm 1942. Hitler điều 250.000 quân Đức và Ý đến để trấn giữ đầu cầu Tunisia, nhưng đấy là chiến thắng không rõ ràng. Nếu ông chỉ cần phái một phần năm lực lượng này đến cho Rommel vài tháng trước, thì quân Đức lúc này đã tiến được đến sông Nil, Anh-Mỹ đã không thể đổ bộ và phe Trục đã kiểm soát được Địa Trung Hải, vì thế đảm bảo mặt dưới của phe Trục. Ngược lại, toàn bộ lực lượng mà Hitler điều đến Tunisia cùng phần còn lại của Quân đoàn châu Phi bị mất hẳn vào mùa xuân; 125.000 quân đầu hàng chỉ trong tuần lễ cuối của chiến dịch, 5-12 tháng 5 năm 1943.

Thảm họa tại Stalingrad

Rạng sáng ngày 19 tháng 11 đi đến tin dữ: Liên Xô đã đánh xuyên qua Tập đoàn quân số 3 của România dọc sông Don, ở tây-bắc Stalingrad. Về phía nam thành phố, một lực lượng Liên Xô khác đang tấn công mãnh liệt Tập đoàn quân số xe tăng 4 của Đức và Tập đoàn quân số 3 của Romania. Liên Xô đã tập trung mười tập đoàn quân cùng với hàng nghìn xe tăng để phản công, tiến từ hướng bắc và nam để cắt đứt Stalingrad và ép Tập đoàn quân số 6 của Đại tướng Friedrich Paulus hoặc phải vội vã rút về hướng tây hoặc chịu bao vây. Đại tướng Tân Tham mưu trưởng Lục quân Kurt Zeitzler thúc giục Hitler cho phép Tập đoàn quân số 6 rút ra khỏi Stalingrad. Chỉ lời đề xuất ấy đủ để Hitler nổi cơn giận dữ: ông nghiêm cấm việc rút lui.

Đến ngày 22 tháng 11, Tập đoàn quân số 6 đã bị bao vây hoàn toàn. Hitler ra lệnh Paulus dời tổng hành dinh vào thành phố và lập cứ điểm phòng vệ. Tập đoàn quân này sẽ được tiếp tế bằng máy bay cho đến khi được giải cứu. Nhưng đấy chỉ là động thái vô vọng. Có 20 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Romania bị cắt đứt tại Stalingrad. Tướng Paulus cho biết họ cần tối thiểu 750 tấn hàng hậu cần mỗi ngày. Không quân không thể đáp ứng đủ số lượng này vì thiếu máy bay, bị trở ngại vì bão tuyết, thiếu chiến đấu cơ yểm trợ và bị lực lượng pháo phòng không Liên Xô bắn chặn quyết liệt.

Việc giải cứu Tập đoàn quân số 6 là biện pháp thực tế hơn. Ngày 25 tháng 11, Hitler triệu hồi Thống chế Erich von Manstein từ mặt trận Leningrad xuống và giao cho ông chỉ huy một đơn vị mới được thành lập: cụm quân Don để giải cứu Tập đoàn quân số 6 tại Stalingrad. Von Manstein cố gắng giải thích cho Hitler hiểu rằng cơ hội duy nhất để thành công là cho Tập đoàn quân số 6 rút ra khỏi Stalingrad đi về hướng tây trong khi cụm quân Don do Tập đoàn quân xe tăng số 4 dẫn đầu tiến lên hướng đông-bắc, đánh xuyên qua quân Liên Xô đang ở giữa hai lực lượng của Đức. Nhưng một lần nữa, Hitler từ khước việc rút về sông Volga. Tập đoàn quân số 6 phải trụ lại Stalingrad và von Manstein phải tiến công đến đấy.

Ngày 21 tháng 12, Tập đoàn quân xe tăng số 4 dưới quyền Đại tướng Hermann Hoth tiến đến cách chu vi phía nam của thành phố Stalingrad 50 kilômét, và qua vùng thảo nguyên phủ tuyết vào ban đêm binh sĩ của Tập đoàn quân số 6 có thể nhìn thấy ánh sáng của hỏa châu do quân bạn đến giải cứu bắn lên. Theo lời khai sau này của tướng lĩnh Đức, lúc ấy quân Đức bị bao vây có thể đánh ra hướng về phía Tập đoàn quân xe tăng số 4 đang tiến đến họ. Nhưng một lần nữa, Hitler lại cấm việc rút khỏi thành phố.

Khi gặp sức kháng cự càng lúc càng mạnh của quân Liên Xô phía trước và hai bên sườn, Tướng Hoth không có đủ lực lượng để tiến thêm 50 kilômét còn lại. Nỗ lực giải cứu đã thất bại.

Ngày 30 tháng 1, Hitler nhận xét với Alfred Jodl: "Lịch sử quân sự chưa từng ghi thống chế Đức nào đã bị bắt làm tù binh". Rồi ông phong cho Paulus, qua sóng vô tuyến, quân hàm thống chế. Khoảng 117 sĩ quan khác cũng được thăng cấp. Đấy là một động thái trong mục đích của Hitler: ông ta muốn quân Đức trong vòng vây sẽ chống cự tới cùng thay vì đầu hàng. Nhưng cuối ngày 31 tháng 1 năm 1943, Paulus đầu hàng quân đội Xô viết.

Nga đưa 91.000 chiến binh Đức – kể cả 24 tướng lĩnh - vào các trại tù binh ở Siberia. Trừ 20.000 quân Romania và 29.000 thương binh đã được đưa về bằng máy bay, đấy là tất cả những gì còn lại của một tập đoàn quân có quân số 285.000 chỉ hai tháng trước. Những người khác đã bị tiêu diệt hoặc chết vì đói rét trong khí lạnh -20 độ C. Trong số 91.000 người vào ngày mùa đông ấy đi đến chốn giam cầm, chỉ có 5.000 người được trở về tổ quốc của họ.

Quân tình nguyện SS Galizien trên đường Kosciuszko, Sanok, Ba Lan tháng 5-1943